Thủ tục lựa chọn nhà thầu khi chỉ định thầu

Thủ tục lựa chọn nhà thầu khi chỉ định thầu mới nhất năm 2024 căn cứ theo Luật đấu thầu 22/2023/QH15.

Thủ tục lựa chọn nhà thầu khi chỉ định thầu năm 2024

Căn cứ khoản 2 Điều 43 của Luật đấu thầu 22/2023/QH15

Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu bao gồm các bước sau đây:

a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;

b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;

c) Đánh giá hồ sơ dự thầu;

d) Thương thảo hợp đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn.

Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, cung cấp dịch vụ phi tư vấn áp dụng đấu thầu quốc tế, gói thầu hỗn hợp và gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao, trường hợp cần thiết, bên mời thầu có thể thương thảo hợp đồng với nhà thầu xếp hạng thứ nhất;

đ) Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu và giải thích lý do nhà thầu không trúng thầu theo yêu cầu của nhà thầu (nếu có);

e) Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.

Đối với trường hợp quy định tại điểm m khoản 1 Điều 23 của Luật này, người có thẩm quyền có thể quyết định áp dụng quy trình rút gọn bao gồm các bước sau: chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu; hoàn thiện hợp đồng; trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.

Quy định về chi phí trong lựa chọn nhà thầu

Nghị định số 24/2024/NĐ-CP quy định cụ thể về chi phí trong lựa chọn nhà thầu. Trong đó, chi phí lập, thẩm định hồ sơ như sau:

Chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,1% giá gói thầu. Nhưng tối thiểu là 2 triệu đồng và tối đa là 30 triệu đồng;

Chi phí thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,06% giá gói thầu. Nhưng tối thiểu là 2 triệu đồng và tối đa là 30 triệu đồng;

Chi phí lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,2% giá gói thầu. Nhưng tối thiểu là 3 triệu đồng và tối đa là 60 triệu đồng;

Chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,1% giá gói thầu. nhưng tối thiểu là 2 triệu đồng và tối đa là 60 triệu đồng.

Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu kể cả trường hợp không lựa chọn được nhà thầu được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 3 triệu đồng và tối đa là 60 triệu đồng.

Đối với các gói thầu có nội dung tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm của cùng chủ đầu tư hoặc các gói thầu phải tổ chức lại việc lựa chọn nhà thầu thì các chi phí: lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính tối đa bằng 50% mức chi phí quy định; trường hợp phải tổ chức đấu thầu lại một phần của gói thầu (đối với gói thầu chia phần) thì chi phí được tính tối đa bằng 50% mức chi phí theo giá trị ước tính của phần tổ chức đấu thầu lại.

Trường hợp tổ chức lại việc lựa chọn nhà thầu thì phải tính toán, bổ sung chi phí lựa chọn nhà thầu vào dự án, dự toán mua sắm phù hợp với thực tế của gói thầu. Trường hợp đấu thầu quốc tế, chi phí dịch tài liệu được tính phù hợp với giá thị trường, bảo đảm hiệu quả của gói thầu.

Xem thêm các bài viết liên quan Những điểm mới Nghị định 24/2024/NĐ-CP

Chi tiết bảng So Sánh Luật đấu thầu năm 2023 và 2013 XEM TẠI ĐÂY

Mua phần mềm dự toán Eta bản quyền hệ Mr Duy 0965635638

Tổng hợp đơn giá nhân công xây dựng năm 2021 của 63 Tỉnh/Tp Xem Tại đây

Tổng hợp bảng tính giá ca máy năm 2022 mới nhất của 63 tỉnh thành phố Xem Tại đây

Tổng hợp thông tư nghị định xây dựng năm 2022 Xem Tại đây

Tổng hợp thông tư nghị định xây dựng năm 2022 Xem Tại đây

Tổng hợp đơn giá nhân công ca máy năm 2023 XEM TẠI ĐÂY

Tổng hợp đơn giá nhân công năm 2024 của 63 tỉnh thành phố XEM TẠI ĐÂY

Tổng hợp bảng tính giá ca máy của 63 Tỉnh thành phố XEM TẠI ĐÂY

Tham khảo thêm thông tin chi tiết khóa học dự toán xây dựng tại: 
+ Tel: 0965 635 638
+ Yotube: DUY DỰ TOÁN
+ Email: duydangduc93@gmail.com

Tags: