05 điểm mới Nghị định 15/2021/NĐ-CP Chính phủ

05 điểm mới của Nghị định 15/2021/NĐ-CP Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Ngày 03/03/2021 Chính phủ đã ban hành Chủ đầu tư và Ban quản lý dự án cần lưu ý đọc. Những lưu ý về hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng

05 điểm mới Nghị định 15/2021/NĐ-CP Chính phủ quản lý dự án

Điểm 1. Về hình thức quản lý dự án – nới lỏng thế “độc quyền” của Ban? 

Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, người quyết định đầu tư quyết định áp dụng hình thức quản lý dự án là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực.

Trường hợp không áp dụng Ban, Người quyết định đầu tư quyết định các hình thức quản lý dự án còn lại.

Có thể hiểu là sự ưu tiên, chứ không hẳn là bắt buộc?

hình thức quản lý dự án nghị định 15/2021/nđ-cp

hình thức quản lý dự án nghị định 15/2021/nđ-cp

Điểm 2. Yêu cầu năng lực của Ban quản lý dự án

 Vẫn không quy định năng lực Giám đốc Ban, nhưng có quy định cá nhân phụ trách.

Khi áp dụng hình thức hình thức quản lý dự án là Ban chuyên ngành/khu vực. Đối với Ban,  vẫn không yêu cầu Giám đốc Ban phải có chứng chỉ hành nghề, ngoại trừ Giám đốc Ban thực hiện vai trò “Giám đốc quản lý dự án” để thực hiện nhiệm vụ quản lý đối với từng dự án cụ thể.

Ngoài ra, khi áp dụng hình thức hình thức quản lý dự án này, Nghị định chỉ rõ cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề về giám sát và định giá, không nói chung chung là “có chứng chỉ hành nghề phù hợp” như quy định cũ.

hình thức quản lý dự án nghị định 15/2021/nđ-cp

Điểm 3. Yêu cầu năng lực của Chủ đầu tư khi tổ chức thực hiện quản lý dự án.

Khi áp dụng hình thức hình thức quản lý dự án là Chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án, điều kiện năng lực đã được quy định rõ ràng hơn, cá nhân đảm nhận chức danh “Giám đốc quản lý dự án” phải có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án (giống quy định của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực), trừ trường hợp dự án chỉ lập Báo cáo Kinh tế – Kỹ thuật.

Quy định rõ, không mơ hồ như các quy định tiền nhiệm là “có đủ điều kiện, năng lực”.

Không còn giới hạn 2 tỷ, 5 tỷ hay 15 tỷ hay bao nhiêu tỷ nữa.

05 điểm mới Nghị định 15/2021/NĐ-CP Chính phủ

Điểm 4. Điểm mới Nghị định 15/2021/NĐ-CP Việc lựa chọn nhà thầu tư vấn quản lý dự án.

Khi áp dụng hình thức thuê tư vấn quản lý dự án, Nghị định đã nêu rõ Chủ đầu tư khi lựa chọn tổ chức tư vấn quản lý dự án, phải tuân thủ pháp luật đấu thầu (phải có kế hoạch, đấu thầu/chỉ định thầu…). Chứ không phải là việc “nội bộ” của Chủ đầu tư như sự chưa rõ ràng trong các quy định tiền nhiệm.

05 điểm mới Nghị định 15/2021/NĐ-CP Chính phủ

Điểm 5. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án – không còn là “sân chơi riêng” của các riêng các dự nhóm A.

Sự khác biệt lớn nhất là quy định về Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án.

Hình thức Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án không còn là “sân chơi riêng” của các riêng các dự nhóm A có công trình xây dựng cấp đặc biệt, dự án áp dụng công nghệ cao nữa.

Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án để trực tiếp quản lý một hoặc một số dự án thuộc thẩm quyền quản lý.

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án có con dấu, tài khoản, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo ủy quyền của chủ đầu tư.

Một điểm quan trọng, tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án chỉ là tổ chức trực thuộc Chủ đầu tư, được phép sử dụng con dấu riêng chứ không còn là “tổ chức sự nghiệp trực thuộc chủ đầu tư, có tư cách pháp nhân độc lập” như quy định cũ.

Quy định này, rất phù hợp với các ngành dọc như ngành thuế, hải quan…

hình thức quản lý dự án năm 2021

Nguồn: kiemtoanxaydung.vn

Biên soạn: Phan Việt Hiếu

Một số bài khác có liên quan điểm mới Nghị định 15/2021/NĐ-CP

Hồ sơ quyết toán công trình xây dựng mới nhất năm 2021 gồm những gì? Xem Tại đây

Thuê chỗ ở có được thanh toán chi phí lán trại trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng Xem Tại đây

Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Xem tại đây

 

Tags: