So sánh Nghị định 68 và Nghị định 32
So sánh Nghị định 68 và Nghị định 32 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Những điểm mới của Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 thay thế cho Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015
So sánh điểm mới nghị định 68 và nghị định 32
Theo đó ngày 14/8/2019 Chính phủ ban hành Nghị định số 68/2019/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Nghị định có hiệu lực áp dụng từ 01/10/2019
Điểm mới của Nghị định 68 thay thế cho nghị định 32 của Chính phủ như sau
Theo đó Nghị định 68/2019/NĐ-CP đã có điểm thay thế cho Nghị định 32
Không còn chi phí chung mà thay bằng chi phí gián tiếp
Tại một số văn bản mà Bộ Xây dựng gửi cho các Sở Xây dựng hướng dẫn áp dụng Nghị định 68 thì:
Chi phí chung sẽ bị thay thế bằng chi phí gián tiếp. Trong đó
Chi phí gián tiếp trong Nghị định 68
Cơ cấu các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư và dự toán xây dựng công trình
CHI PHÍ GIÁN TIẾP gồm: Chi phí chung + chi phí lán trại nhà tạm + chi phí một số công tác không được xác định từ thiết kế + chi phí gián tiếp khác còn lại
Lưu ý :
1. Các định mức chi phí theo tỷ lệ phần trăm (%) trong chi phí xây dựng, lắp đặt thiết bị. ( Gồm chi phí chung, chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công, chi phí một số công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế) có thể vận dụng theo quy định tại Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng
2. Các định mức chi phí theo tỷ lệ phần trăm (%) trong chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng vận dụng theo Quyết định 79/QĐ-BXD ngày 15/2/2017 của Bộ Xây dựng
Các định mức tỷ lệ % được vận dụng nhưng không được cao hơn định mức tỷ lệ quy định tại các văn bản này
So sánh điểm khác nghị định 32 và nghị định 68
Tại nghị định 68/2019/NĐ-CP ban hành ngày 14/8/2019 có ban hành chi phí gián tiếp khác Tuy nhiên lại không nói rõ như Nghị định 32 là gồm có chi phí nào; Những chi phí đó được xác định theo tỷ lệ % ra sau
Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 ban hành chi phí khác gồm:
– Chi phí di chuyển máy, thiết bị, nhân công
– Chi phí an toàn lao động
– Chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công
– Chi phí bảo vệ môi trường cho người lao động và môi trường xung quanh
– Chi phí hoàn trả mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật
– Chi phí thí nghiệm vật liệu của nhà thầu
Trên đây là những so sánh điểm mới của Nghị định 68 thay thế Nghị định 32 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Mọi vướng mắc cần trao đổi vui lòng liên hệ với chúng tôi
Số điện thoại tư vấn hỗ trợ giải đáp Hotline 0965635638
Video chi tiết So sánh điểm khác NĐ 68 và NĐ 32 Xem TẠI ĐÂY