Hạng mục phát sinh trên 1 tỷ có phải đấu thầu mới

Hạng mục phát sinh trên 1 tỷ có phải đấu thầu mới thực hiện giao thầu như thế nào? Có bắt buộc phải đấu thầu như gói thầu mới?

Hạng mục phát sinh do điều chỉnh dự án trên 1 tỷ có phải đấu thầu 

Câu hỏi bạn đọc về hạng mục phát sinh do điều chỉnh dự án có bắt buộc phải đấu thầu.

Nội dung như sau: Dự án đầu tư vốn nhà nước, thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đầu tư công, Luật xây dựng, Luật đấu thầu. Các Nghị định: 59/2015/NĐ-CP; 63/2014/NĐ-CP; 32/2015/NĐ-CP; 37/2015/NĐ-CP… . Các thông tư hướng dẫn Dự án nhóm B được phê duyệt đầy đủ thủ tục theo quy định và đã ký hợp đồng thi công với nhà thầu A.

Trong quá trình thực hiện, cần phải thay đổi một số hạng mục phát sinh, điều chỉnh dự án. Nội dung điều chỉnh đã trình và được phê duyệt chủ trương điều chỉnh của Cấp quyết định đầu tư; Vậy tôi muốn hỏi là phần khối lượng phát sinh này thực hiện giao thầu như thế nào?

Hạng mục phát sinh trên 1 tỷ có phải đấu thầu mới

Trường hợp hạng mục phát sinh, điều chỉnh dự án như sau

– Trường hợp 1: Thực hiện thủ tục phát sinh ngoài hợp đồng đối với Hợp đồng đang ký với nhà thầu A.

– Trường hợp 2: Phát sinh gói thầu mới, điều chỉnh kế hoạch LCNT, thực hiện lựa chọn nhà thầu mới theo hình thức lựa chọn nhà thầu phù hợp Việc thực hiện theo trường hợp 1 có trái với quy định không và có quy định nào về hạn mức giá trị phát sinh > 1 tỷ đồng thì phải đấu thầu theo thủ tục ở Trường hợp 2 nêu trên không? hay là vẫn thực hiện thủ tục phát sinh, điều chỉnh hợp đồng với nhà thầu A đang thực hiện hợp đồng (trường hợp nhà thầu đủ năng lực thực hiện và hai bên đạt được thỏa thuận về thực hiện công việc phát sinh).  Trong trường hợp này việc giao nhà thầu thực hiện các công việc phát sinh ngoài hợp đồng đó có phải là chỉ định thầu không?

Hạng mục phát sinh trên 1 tỷ có phải đấu thầu như gói thầu mới ?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Khoản 4 Điều 93 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định trường hợp điều chỉnh hợp đồng làm phát sinh chi phí hoặc thay đổi tiến độ thực hiện thì hai bên phải báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định; Và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng để làm cơ sở thực hiện.

Theo đó, việc điều chỉnh hợp đồng tuân thủ quy định nêu trên. Tuy nhiên, trường hợp dự án được điều chỉnh theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật xây dựng dẫn đến phát sinh hạng mục công việc hợp lý, cần thiết phải bổ sung cho đồng bộ, đồng thời phần công việc phát sinh độc lập với những phần công việc thuộc hợp đồng đã ký thì phải hình thành gói thầu mới và tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu./.

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Xem thêm một số bài viết khác liên quan lập dự toán công trình

Nghị quyết 70/NQ-CP của Chính phủ ngày 14/5/2020 về việc tiếp tục sử dụng Nghị định 68/2019/NĐ-CP. Ban hành ngày 14/8/2019 quản lý chi phí đầu tư xây dựng Xem Tại Đây

Tính giá ca máy trong dự toán 1 giá ca máy thiết bị thi công xây dựng bao nhiêu tiền ? Xem tại đây

Xem video hướng dẫn lập dự toán mới nhất năm 2020 Xem chi tiết tại đây

Tags: