Video tham khảo về Tạm ứng hợp đồng theo Nghị định 99/2021/NĐ-CP của Chính phủ tại đây
Quy định Mức tạm ứng hợp đồng áp dụng từ năm 2023
Ngày 11/11/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 99/2021/NĐ-CP Quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022. Trong có rất nhiều nội dung quy định mới, một trong đó là quy định về mức tạm ứng hợp đồng tối đa, cụ thể tại khoản 3 Điều 10 như sau:
a) Đối với các công việc được thực hiện thông qua hợp đồng (bao gồm hợp đồng xây dựng và hợp đồng của dự án không có cấu phần xây dựng):
Tổng mức vốn tạm ứng trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư đảm bảo không được vượt quá 30% giá trị hợp đồng (bao gồm cả dự phòng nếu có). Trường hợp cần tạm ứng với mức cao hơn phải được người quyết định đầu tư cho phép. Đối với dự án mà người quyết định đầu tư là Thủ tướng Chính phủ, việc quyết định mức tạm ứng cao hơn do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Người quyết định mức tạm ứng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình và quản lý việc sử dụng số vốn tạm ứng đúng quy định.
Nghị định 99/2021/NĐ-CP Mức tạm ứng hợp đồng áp dụng từ năm 2023
b) Đối với công việc thực hiện không thông qua hợp đồng:
– Tổng mức vốn tạm ứng trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư đảm bảo không vượt quá 30% dự toán chi phí cho khối lượng công việc thực hiện được duyệt. Trường hợp cần tạm ứng với mức cao hơn phải được người quyết định đầu tư cho phép. Đối với dự án mà người quyết định đầu tư là Thủ tướng Chính phủ, việc quyết định mức tạm ứng cao hơn do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Người quyết định mức tạm ứng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình và quản lý việc sử dụng số vốn tạm ứng đúng quy định.
– Mức vốn tạm ứng đối với công việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: mức vốn tạm ứng theo kế hoạch, tiến độ thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; mức vốn tạm ứng tối đa theo yêu cầu không vượt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Một số trường hợp lưu ý trong tạm ứng hợp đồng
Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; thì căn cứ vào hồ sơ tài liệu liên quan để chi trả cho người thụ hưởng;
Trường hợp đơn vị, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chi trả thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư mở tài khoản tiền gửi tại cơ quan kiểm soát, thanh toán để tiếp nhận vốn tạm ứng do chủ đầu tư chuyển đến để thực hiện chi trả.
– Mức vốn tạm ứng đối với chi phí quản lý dự án không vượt quá dự toán chi phí quản lý dự án và dự toán chi phí quản lý dự án năm kế hoạch (trường hợp chủ đầu tư, ban quản lý dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán chi phí quản lý dự án hàng năm) được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
So sánh Nghị định 99/2021/NĐ-CP và Nghị định 37/2015/NĐ-CP
So với Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng được sửa đổi bổ sung theo Nghị định 50/2021/NĐ-CP thì “mức tạm ứng hợp đồng không được vượt quá 50% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết (bao gồm cả dự phòng nếu có)” thì quy định mới về mức tạm ứng hợp đồng của Nghị định 99/2021/NĐ-CP đã giảm đi đáng kể.
Một số bài viết khác liên quan
Cách tính hệ số nở rời của đất mới nhất mới nhất năm 2022 XEM TẠI ĐÂY
Các bước thẩm tra dự toán mới nhất năm 2022 XEM TẠI ĐÂY
Hợp đồng đơn giá cố định phát sinh khối lượng XEM TẠI ĐÂY
CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG THI CÔNG xây dựng năm 2022 XEM TẠI ĐÂY
Tổng hợp Nghị định thông tư về xây dựng năm 2022 Xem Tại đây