Video hướng dẫn tính hệ số nở rời của đất xem tại đây
Cách tính hệ số nở rời của đất
Cách tính hệ số nở rời của đất mới nhất mới nhất năm 2024. Các trường hợp nào thì chúng ta được tính hế số nở rời của đất. Hệ số nở rời của đất được quy định trong văn bản pháp luật nào?
Cách tính hệ số nở rời của đất mới nhất năm 2024
Một số khái niệm các bạn cần lưu ý;
- Đất nguyên thổ, nguyên khai là gì ?
Đất nguyên thổ còn phải hiểu là đất nằm nguyên tại chỗ từ khi hình thành, chưa bị đào xới. Nếu chỗ nào đó đất bị đào lên rồi lấp lại bằng chính nó thì cũng ko gọi là nguyên thổ nữa
- Đất khai thác là gì ?
Đất khai thác là đất đã được đào lên hoặc nổ mìn tập kết thành công
- Đất đắp là gì?
Là đất lấy từ nguồn bên ngoài để đắp thêm hoặc còn gọi là đất mượn
- Hệ số đầm chặt của đất là gì ? ( Gọi tắt là K )
Hệ số đầm chặt của đất là tỷ lệ giữa khối lượng thể tích khô của vật liệu khi nén tại hiện trường và khối lượng thể tích khô của vật liệu khi nén tại phòng thí nghiệm. Cụ thể như sau: Các hệ số đầm chặt K = 0,85; K = 0,9; K = 0,95 và K = 0,98
Hệ số chuyển đổi từ đất đào sang đất đắp là gì ? ( Gọi tắt là K1 )
Hệ số chuyển đổi từ đất đào sang đất đắp hay gọi là hệ số chuyển đổi từ đất nguyên thổ sang đất đầm nén. Để đắp được 1m3 đất đạt độ chặt K = 0,85 thì phải đào đất về đắp là 1,07m3. Cụ thể tương ứng với các độ chặt của đất đắp, các hệ số chuyển đổi đất đầu như sau:
Ghi chú:
– Riêng khối lượng đá hỗn hợp cần đào và vận chuyển để đắp được tính bằng khối lượng đá hỗn hợp đo tại nơi đắp và nhân với hệ số chuyển đổi là 1,13.
– Căn cứ tính chất cơ lý của loại đất và đá hỗn hợp để đắp và yêu cầu kỹ thuật cụ thể của công trình để chuẩn xác lại hệ số chuyển đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế của công trình.
Khái niệm Hệ số nở rời của đất là gì ?
- Hệ số nở rời của đất là gì ? ( Gọi tắt là K2 )
Hệ số nở rời của đất hay còn được gọi là hệ số tơi xốp của đất hay hệ số chuyển đổi từ đất tự nhiên sang đất tơi. Đây là hệ số được sử dụng nhiều trong công tác san lấp, đắp nền đường. Hiểu đơn giản 1m3 đất nguyên thổ khi đào lên sẽ nở ra có thể tích lớn hơn 1m3 . Ví dụ đào 1m3 đất nguyên thổ có thể nở ra thành 1,26m3 đất. Cụ thể theo TCVN 4447/2012 về công tác đất có quy định các hệ số như sau:
Các trường hợp tính hệ số nở rời của đất
- TRƯỜNG HỢP 1: Đào đất hố móng, tận dụng đất đào để đắp trả và vận chuyển đổ đất thừa đi
+ Khối lượng của công tác đào được tính theo thể tích hình học đất nguyên thổ tại nơi đào
+ Khối lượng của công tác đắp = Thể tích đào – Thể tích chiếm chỗ sau thi công xong
+ Khối lượng công tác vận chuyển = Khối lượng đào – Khối lượng đắp
LƯU Ý:
Căn cứ theo Thông tư 12/2021/TT-BXD của Bộ Xây dựng về ban hành bộ định mức
– Định mức vận chuyển đất bằng ôtô tự đổ tính cho 1m3 đất nguyên thổ đo tại nơi đào đã tính đến hệ số nở rời của đất.
TRƯỜNG HỢP 2: Đào đất nguyên thổ từ nơi khác đắp hố móng, nền đường, Kênh mương, san lấp ( Khai thác đất )
KHỐI LƯỢNG đất nguyên thổ cần đào để đắp = Thể tích hồ cần đắp x Hệ số nở chuyển đổi từ đất đào sang đất đắp ( K1)
Trong đó K1 tra ở bảng 2.1 phía trên
Ví dụ: Cần đắp cho hố có thể tích là 1m3 đầm chặt K = 0,95 thì chúng ta cần 1,13m3 đất nguyên thổ từ nơi đào đến nơi đắp
TRƯỜNG HỢP 3: Mua đất đã được khai thác thành đống, đắp hố móng, nền đường kênh mương
KHỐI LƯỢNG đất nguyên thổ cần đào để đắp = Thể tích hồ cần đắp x Hệ số nở chuyển đổi từ đất đào sang đất đắp ( K1) x Hệ số nở rời ( K2)
Trong đó K1 tra ở bảng 2.1 phía trên, K2 tra tại Bảng C1
Ví dụ: cần đắp Hố có thể tích là 1m3 đầm chặt K = 0,95 thì chúng ta cần 1,13 x 1,14 ( m3 ) đến 1,13 x 1,32 ( m3 )