Nghị định 68/2019/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Ngày 14/8/2019, chính phủ đã ban hành nghị định 68/2019/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Các bạn có thể tham khảo để xác định các chi phí được thay đổi và sửa đổi mới. Phần mềm dự toán Eta sẽ nhanh chóng cập nhật và update dữ liệu để người dùng thuận tiện trong quá trình lập dự toán

Nội dung của Nghị định số 68/2019/NĐ-CP

Tóm tắt nội dung của nghị định mới ban hành thì tổng mức đầu tư được xác định lại. Theo đó Tổng mức đầu tư được xác định dựa trên 07 khoản chi phí gồm:

1. Chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư

Gồm chi phí bồi thường về đất, nhà, các khoản hỗ trợ trước khi thu hồi, chi phí tái định cư; Chi phí di dời, hoàn trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư xây dựng

2. Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục dự án

Gồm các chi phí xây dựng công trình, hạng mục xây tạm, phụ trợ cho thi công, chi phí phá dỡ. Cơ cấu chi phí xây dựng gồm: chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng ( thuế VAT )

3. Chi phí mua sắm thiết bị

Gồm mua sắm thiết bị công trình, thiết bị công nghệ và chi phí quản lý, mua bản quyền

4. Chi phí quản lý dự án

Gồm các chi phí tổ chức quản lý từ giai đoạn chuẩn bị, thi công và kết thúc dự án

5. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

Gồm chi phí tư vấn khảo sát xây dựng, lập báo cáo nghiên cứu khả thi; Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật; chi phí tư vấn giám sát và một số chi phí khác liên quan

6. Chi phí khác gồm các chi phí cần thiết để thực hiện dự án

Như chi phí rà phá bom mìn, vật nổ, chi phí bảo hiểm, chi phí thẩm tra dự án; Chi phí dự toán xây dựng, kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư

7. Chi phí dự phòng

Gồm chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và trượt giá trong thời gian thi công

Thời gian áp dụng Nghị định số 68/2019/ NĐ-CP

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2019

Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình hết hiệu lực kể từ ngày 1/10/2019

Việc điều chỉnh tổng mức đầu tư được thực hiện cùng với việc điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng và phải tổ chức điều chỉnh khi phát sinh chi phí vượt tổng mức đầu tư

Trường hợp chỉ điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí gồm cả chi phí dự phòng tăng nhưng không làm vượt tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư điều chỉnh và trình người có thẩm quyền phê duyệt

Trường hợp làm tăng chi phí dự án, chậm tiến độ gây thất thoát, lãng phí do quyết định thực hiện dự án. Khi kế hoạch vốn không phù hợp với kế hoạch thực hiện thì người quyết định đầu tư, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước phát luật

nghị định 68/2019/NĐ-CP

Tags: